Hồ sơ miễn trừ gia cảnh gồm những gì?

2024/07/04


1. Miễn trừ gia cảnh là gì?

Miễn trừ gia cảnh là cách gọi thông dụng của đại đa số mọi người về thuật ngữ “giảm trừ gia cảnh” được quy định tại VBHN Luật Thuế thu nhập cá nhân 2014. Theo cách hiểu thống nhất, miễn trừ gia cảnh là một loại miễn trừ thuế được áp dụng vào thu nhập cá nhân dựa trên tình hình gia đình và người phụ thuộc của mỗi cá nhân. Việc áp dụng miễn trừ gia cảnh có thể giúp giảm thiểu tác động của thuế lên người lao động và đảm bảo tính công bằng trong việc thu thuế.
Về mặt pháp lý, thuật ngữ giảm trừ gia cảnh đã được định nghĩa cụ thể tại Khoản 1 Điều 19 VBHN Luật Thuế thu nhập cá nhân 2014 như sau: “Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú.”

2. Hồ sơ miễn trừ gia cảnh

Mặc dù, thu nhập chịu thuế của cá nhân sẽ được trừ đi những khoản miễn trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, chỉ có khoản miễn trừ đối với đối tượng nộp thuế sẽ được trừ tự động còn đối với khoản miễn trừ đối với người phụ thuộc thì người nộp thuế cần phải chuẩn bị hồ sơ miễn trừ gia cảnh để đăng ký với cơ quan quản lý thuế. Đối với mỗi đối tượng phụ thuộc khác nhau thì hồ sơ miễn trừ thuế sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, hồ sơ xin giảm trừ gia cảnh cho con (Bao gồm: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ/chồng)

  • Con dưới 18 tuổi
    • Bản chụp Giấy khai sinh;
    • Bản chụp Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (nếu có).
  • Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động
    • Bản chụp Giấy khai sinh;
    • Bản chụp Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (nếu có);
    • Bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật
  • Con đang theo học tại các bậc học
    • Bản chụp Giấy khai sinh.
    • Bản chụp thẻ sinh viên/bản khai có xác nhận của nhà trường hoặc giấy tờ khác chứng minh đang theo học tại các trường học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông/học nghề.
  • Con nuôi, con ngoài giá thú, con riêng
    • Các giấy tờ theo từng trường hợp nêu trên;
    • Tài liệu chứng minh mối quan hệ cha/mẹ – con như: Bản chụp quyết định công nhận việc nuôi  con nuôi, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con…

Thứ hai, hồ sơ xin giảm trừ gia cảnh cho vợ/chồng

  • Bản chụp Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân;
  • Bản chụp giấy tờ chứng minh quan hệ vợ chồng: Giấy chứng nhận kết hôn/ Bản chụp Giấy xác nhận thông tin về cư trú/ Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư/ giấy tờ khác do cơ quan Cơ quan Công an cấp (chứng minh được mối quan hệ vợ chồng);
  • Trường hợp vợ/chồng trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ khác chứng minh người phụ thuộc không có khả năng lao động như: 
    • Bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động.
    • Bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).

Thứ ba, hồ sơ xin giảm trừ gia cảnh cho cha, mẹ (Bao gồm: Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ, cha, mẹ chồng, cha dượng, mẹ kế, cha, mẹ nuôi)

  • Bản chụp Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân;
  • Giấy tờ hợp pháp để xác định mối quan hệ của người phụ thuộc với người nộp thuế như:
    • Bản chụp Giấy xác nhận thông tin về cư trú; hoặc
    • Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; hoặc
    • Giấy tờ khác do cơ quan Cơ quan Công an cấp;
    • Giấy khai sinh, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
    • Trường hợp trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ chứng minh là người khuyết tật, không có khả năng lao động như:Bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định đối với người khuyết tật không có khả năng lao động.
    • Bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).

Thứ tư, hồ sơ xin giảm trừ gia cảnh cho cá nhân khác (Gồm: Anh, chị, em ruột của người nộp thuế; ông, bà nội; ông, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế; con của anh ruột, chị ruột, em ruột; người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định mà không có nơi nương tựa được người nộp thuế trực tiếp nuôi dưỡng)

  • Bản chụp Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân;
  • Các giấy tờ hợp pháp để xác định trách nhiệm nuôi dưỡng theo quy định pháp luật.
  • Các giấy tờ hợp pháp là bất kỳ giấy tờ pháp lý nào xác định được mối quan hệ của người nộp thuế với người phụ thuộc như:
    • Bản chụp giấy tờ xác định nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật (nếu có).
    • Bản chụp Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc giấy tờ khác do cơ quan Cơ quan Công an cấp.
    • Bản tự khai của người nộp thuế theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nộp thuế cư trú về việc người phụ thuộc đang sống cùng.
    • Bản tự khai của người nộp thuế theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người phụ thuộc đang cư trú về việc người phụ thuộc hiện đang cư trú tại địa phương và không có ai nuôi dưỡng (trường hợp không sống cùng).
  • Nếu người phụ thuộc trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ chứng minh không có khả năng lao động như:
    • Bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động.
    • Bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..)
Nguồn : https://luatsux.vn/ho-so-mien-tru-gia-canh-gom-nhung-gi/

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ